Bệnh đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Tình trạng bệnh đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, không những xảy ra ở người lớn mà nó còn xảy ra ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh đại tiện ra máu, nhưng không phải ai cũng biết được những nguyên đó, và hay thường chủ quan với những triệu chứng phát sinh nên dễ dẫn tới việc đại tiện ra máu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này về bệnh đại tiện ra máu.

Đại tiện ra máu như thế nào?

Bệnh đại tiện ra máu là một trong những tình trạng mà máu chảy ra sau khi đi đại tiện hay có máu lẫn ở trong phân tùy theo tình trạng bệnh thực tế mà có những biểu hiện khác nhau, thường gặp ở đoạn tiêu hóa dưới như kết tràng và trực tràng, hay cũng có thể phải ở đoạn tiêu hóa trên. Máu chảy ra có thể có màu đỏ tươi, đõ thẩm hoặc là màu đỏ đen tùy vào bộ phận nào trên cơ thể bạn chảy máu, lượng máu động lại tại đó và thời gian máu động lại.

Bệnh đại tiện ra máu có thể có hoặc không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào theo nó, vì thể người bệnh thường chủ quan và hay suy nghỉ rằng mình chỉ bị nóng trong người. Tuy nhiên thì người bệnh cũng có thể gặp phải các tình trạng như đâu đầu, buồn nôn, chống mặt, khó thở, tiêu chảy…. tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân thì lượng máu sẽ chảy ra khác nhau. 


bệnh đại tiện ra máu tươi


Những nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh đại tiện ra máu

Bạn đang bị mắc bệnh trĩ:

Đại tiện ra máu là một trong những tình trạng xảy ra phổ biến nhất khi bạn mắc phải bệnh trĩ, lượng máu ban đầu khi gặp bệnh trĩ thường chảy rất kín đáo, máu dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn ở trong phân nên người bệnh rất khó có thể phát hiện ra được, còn đến khi bệnh phát triển nặng hơn thì lượng máu sẽ chảy ra nhiều hơn và hình thành tia nên người bệnh có thể nhận biết được ngay. 

Xem thêm: phẫu thuật bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền?

Bệnh trĩ (còn gọi là lòi dom theo dân gian) là bệnh được tạo thành do sự giãn quá mức các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn gây viêm, sưng hoặc xung huyết (chảy máu). Đây là căn bệnh rất phổ biến (tỷ lệ mắc trung bình ở Việt Nam là 30 - 50%), đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn.

Tuy trĩ không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm năng suất lao động và khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn. Khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

Nứt kẽ hoặc viêm ống hậu môn: Thường do táo bón, bệnh nhân cố rặn làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng, đôi khi có nứt ống hậu môn. Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh, khiến người bệnh đau dữ dội vùng hậu môn và đau lưng, kể cả khi không đại tiện.

Polyp đại tràng, trực tràng: Bệnh nhân đại tiện ra máu tươi với số lượng nhiều, máu chảy thành giọt, đôi khi thành tia, có thể dẫn đến thiếu máu nặng. Nếu polyp có cuống dài và ở gần ống hậu môn thì có thể sa ra ngoài. Bệnh có thể chẩn đoán qua soi trực tràng hoặc đại tràng, điều trị bằng phẫu thuật nội soi.

Viêm loét đại trực tràng: Bệnh nhân đại tiện nhiều lần, máu tươi có thể lẫn dịch nhầy, kèm theo sốt và đau bụng dưới. Bệnh có thể chẩn đoán bằng soi trực tràng và đại tràng.

Ung thư trực tràng: Thường gặp ở người già, người bệnh đi ngoài ra máu đen hoặc tươi và lẫn trong phân. Thăm và soi trực tràng thấy khối u, thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, xuất hiện táo bón.

Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Người bệnh đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu đen hoặc tươi.

Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa... cũng gây đại tiện ra máu, thường là phân đen với mùi đặc trưng. 

bệnh đại tiện ra máu


Phòng tránh đại tiện ra máu

Để phòng tránh hiện tượng đi ngoài ra máu (đặc biệt là do bệnh trĩ), cần chú ý những nguyên tắc sau:

- Ăn uống khoa học: Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ít thịt, nhiều chất xơ để giải nhiệt cơ thể và chống táo bón như: chọn rau lang, rau dền, mướp, cà rốt, mồng tơi, diếp cá… và các loại trái cây nhuận tràng như: chuối, bưởi, đu đủ, cam, quýt… Mỗi ngày cần bổ sung 2,5 lít nước để tránh táo bón. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá và đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu) sẽ khiến các búi trĩ phát triển nhanh hơn.

- Không nhịn đi đại tiện: Nên tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, tránh rặn nhiều gây tổn thương cho hậu môn. Đi xong cần dùng nước ấm để vệ sinh, bệnh nhân đã có tiền sử mắc trĩ nên vệ sinh hậu môn 2 - 3 lần/ngày.

- Hình thành thói quen vận động: Tránh khuân vác quá nặng, không đứng hoặc ngồi lâu, tập thể dục hàng ngày để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu, tốt nhất là đi bộ và yoga.

- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh cáu giận: Lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu hạn chế lưu thông khiến tình trạng trĩ nặng thêm.

Previous
Next Post »